Nhiều Sinh Viên không chọn học ngành mầm non ở trường CĐSP vì ra trường lương thấp

GDVN-  Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm
thực hiện theo quy định của Luật GDNN và các quy định pháp luật có liên quan.

Theo Điều lệ trường cao đẳng sư phạm được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành vừa qua,

tiêu chuẩn, điều kiện, vai trò, vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn và nhiệm kỳ của hiệu trưởng

trường cao đẳng sư phạm thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp;

quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức của

Chính phủ quy định và các quy định cụ thể sau:

Hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm phải có uy tín về khoa học, giáo dục;

có bằng tốt nghiệp từ trình độ thạc sĩ trở lên, trong đó phải có tối thiểu

01 bằng tốt nghiệp từ trình độ đại học trở lên với ngành học thuộc lĩnh vực

Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, đồng thời đã có ít nhất là 05 năm làm công tác

giảng dạy hoặc tham gia quản lý cấp khoa, phòng của các trường cao đẳng, đại học hoặc

đã có ít nhất là 05 năm làm công tác quản lý giáo dục cấp phòng thuộc các cơ quan

quản lý giáo dục từ cấp sở trở lên; đã qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục

được cơ sở đào tạo bồi dưỡng đánh giá từ mức đạt trở lên, có năng lực quản trị nhà trường

; hiệu trưởng trước khi bổ nhiệm phải có ít nhất 03 năm liên tiếp được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Quy định mới về bổ nhiệm, miễn nhiệm hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm ảnh 1
Điều lệ trường cao đẳng sư phạm vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành có nhiều quy định mới. Ảnh minh hoạ: Báo Khánh Hoà

Trường hợp điều động người từ cơ quan, tổ chức khác để bổ nhiệm vào chức vụ hiệu trưởng

trường cao đẳng sư phạm, cơ quan quản lý có thẩm quyền thực hiện thủ tục theo quy định của

pháp luật để hiệu trưởng nhà trường trở thành cán bộ cơ hữu của trường cao đẳng sư phạm.

Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm thực hiện theo

quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Việc miễn nhiệm hiệu trưởng được thực hiện trong các trường hợp sau: Có đề nghị bằng văn bản

của hiệu trưởng xin thôi chức vụ; bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; không đủ sức khỏe để đảm nhiệm

công việc được giao, đã phải nghỉ làm việc quá 06 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục;

vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc đang chấp hành bản án của tòa án; có trên 50% tổng thành viên

của hội đồng trường đề nghị bằng văn bản về việc miễn nhiệm; hoặc trường hợp khác được

quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm;

Hồ sơ, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm thực hiện theo

quy định của Đảng, quy định của Luật Viên chức, quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp,

quy định của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Đối với phó hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm là người giúp hiệu trưởng trong quản lý,

điều hành các hoạt động của nhà trường. Tùy theo quy mô đào tạo, mỗi trường cao đẳng sư phạm có

không quá 03 phó hiệu trưởng.

Phó hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm phải bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm theo quy định về tuyển dụng,

sử dụng và quản lý viên chức của Chính phủ; phải có uy tín về khoa học, giáo dục, có năng lực quản lý giáo dục

và quản trị nhà trường; có bằng tốt nghiệp từ trình độ thạc sĩ trở lên, trong đó phải có tối thiểu 01 bằng tốt nghiệp

từ trình độ đại học trở lên với ngành học phù hợp với lĩnh vực phụ trách; đã có ít nhất 03 năm làm công tác giảng dạy

hoặc tham gia quản lý cấp khoa, phòng của các trường cao đẳng, đại học hoặc đã có ít nhất là 03 năm làm công tác

quản lý giáo dục cấp phòng thuộc các cơ quan quản lý giáo dục ở cấp sở trở lên; đã qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ

quản lý giáo dục được cơ sở đào tạo bồi dưỡng đánh giá từ mức đạt trở lên, có năng lực quản trị nhà trường;

trước khi bổ nhiệm phải có ít nhất 02 năm liên tiếp được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Phó hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm có nhiệm vụ trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công tác theo sự phân

công của hiệu trưởng; được thay mặt hiệu trưởng giải quyết và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng và pháp luật

đối với công việc đã giải quyết; có trách nhiệm báo cáo với hiệu trưởng, hội đồng trường về tình hình thực hiện

công việc được giao.

Nhiệm kỳ của phó hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm là 05 năm.

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm phó hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm được thực hiện như

đối với hiệu trưởng theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Điều lệ này.

Linh Trang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *